Quy Trình Bảo Dưỡng Xe Nâng

dịch vụ Xe Nâng

 

Tại sao cẩn phải bảo dưỡng định kì xe nâng ?

Xe nâng cũng giống như các phương tiện khác, chúng có nhiều hạng mục vật tư hao mòn và sử dụng rất nhiều loại dầu bôi trơn và làm mát. Nếu không tiến hành kiểm tra thay thế định kỳ thì rất dễ gặp phải các vấn đề cần sửa chữa lớn. Ngược lại, thực hiện tốt công việc này sẽ nhận được các giá trị sau:      

  • Phát hiện các lỗi hư hỏng nhỏ trước khi lỗi đó trở lên  nghiêm  trọng hơn;      
  • Giảm thiểu sự mài mòn sớm cho 1 số bộ phận;      
  • Tuổi thọ của xe nâng phụ thuộc vào tần suất và chất lượng của công đoạn bảo dưỡng – bảo trì – sửa chữa xe nâng;      
  • Tránh được các sự cố đột ngột, giảm thiểu thời gian dừng xe khẩn cấp;      
  • Ngăn ngừa tai nạn rủi ro;      
  • Cải thiện năng suất hoạt động của xe. Thời gian hoạt động dài giúp công việc được xử lý nhanh chóng và kịp thời.      

Chúng tôi có thể đảm bảo với Quý khách rằng việc bảo dưỡng thường xuyên giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc về lâu dài. Nó còn giúp giảm sự cố hư hỏng và đảm bảo xe hoạt động an toàn hơn. 

 

Quy trình chi tiết bảo dưỡng bảo trì xe nâng định kỳ

Chúng ta đã thấy được sự cần thiết của việc bảo dưỡng xe nâng định kỳ. Thế nhưng bảo dưỡng xe sao cho đúng cách cũng rất quan trọng. Không phải loại xe nâng nào cũng có cách bảo dưỡng giống nhau. Cụ thể chi tiết bảo dưỡng xe nâng định kỳ theo từng loại xe như sau:

 

Nội dung chi tiết bảo dưỡng xe nâng định kỳ

Động cơ xe nâng

Cách bảo dưỡng xe nâng Dầu/Xăng/Gas

Đối với những loại xe nâng sử dụng dầu, xăng hay gas có cách bảo dưỡng tương tự như nhau. Những chi tiết cần được chú ý bảo dưỡng như:

– Cần phải vệ sinh bộ lọc gió, nếu xe nâng  đã hoạt động liên tục trong 70 giờ đầu.

– Kiểm tra lượng dầu bên trong máy có bị cặn bẩn hay bị giảm chất lượng hay không, sau đó thay dầu trong khoảng từ 200-300 giờ. 

– Nhớt thay máy được sử dụng thường sẽ là nhớt 40 và dung tích bình chứa nhớt của xe nâng là 8 lít. Sau 2 lần tra thêm nhớt, người dùng nên lọc nhớt lại một lần để đảm bảo nhớt luôn được trong và hoạt động tốt nhất.

– Sau 2000 giờ sử dụng xe liên tục nên kiểm tra nhớt thủy lực. Nếu như thấy tình trạng nhớt bị chuyển sang màu đen, có cặn bẩn  thì cần thay mới ngay. Nhớt thủy lực thường được sử dụng cho xe nâng là nhớt 10 và mỗi lần thay khoảng 50 lít.

– Thay nhớt cho hộp số xe khi vận hành liên tục trong khoảng thời gian 20.000 giờ. Nhớt hộp số thường được sử dụng là loại nhớt 90.

Bảo dưỡng xe nâng dầu định kỳ tăng hiệu quả làm việc

xe điện ngồi lái komatsu
 

– Ngoài ra, trong quá trình sử dụng bạn cũng nên thường xuyên quan sát kiểm tra dầu thắng. Nếu như thấy dầu có dấu hiệu bị đổi màu cũng cần tiến hành thay mới đảm bảo máy vận hành an toàn nhất. Dầu thắng thường là loại dầu Dot 3 hoặc Dot 4 tùy thuộc vào từng loại xe nâng để lựa chọn chính xác nhất. 

– Sử dụng các dụng cụ máy tra mỡ như bơm mỡ bằng tay để bôi trơn cho phần xích nâng đằng sau xe mỗi lần bảo dưỡng bảo trì. Đồng thời cũng cần thêm nhớt cả cho bạc đạn ở bánh xe đảm bảo xe được di chuyển trơn tru không bị kẹt hay có tiếng kêu khó chịu do thiếu dầu nhớt. 

Cách bảo dưỡng xe nâng điện ngồi lái

Đối với những loại xe điện ngồi lái có cách bảo dưỡng gần giống nhau, nhưng lại khác so với những loại xe chạy xăng, dầu, gas như trên. Khi bảo dưỡng loại xe này cần chú ý một số chi tiết sau:

– Cần sử dụng nước cất châm cho bình ắc quy , xăng dầu để vệ sinh khô cho máy nhằm tẩy sạch các vết bẩn, gỉ sét bên ngoài xe sau khoảng thời gian dài sử dụng.

– Cần vệ sinh thật sạch bình ắc quy bên trong, kiểm tra cẩn thận xem nước ở bên trong bình có còn nhiều không. Nếu thấy nước đã bị cạn thì cần tiến hành châm thêm nước cho bình, đảm bảo bình luôn được hoạt động tốt nhất.

– Kiểm tra lại hệ thống sạc của bình ắc quy, nắm  bắt được xem khi sạc đầy hệ thống có tự ngắt hay không. Nếu như chức năng tự ngắt của bình không hoạt động, dễ khiến bình bị phồng và hư hỏng. 

– Kiểm tra động cơ chạy và hệ thống nâng hạ của xe nâng cẩn thận, đảm bảo các bộ phận luôn trong trạng thái hoạt động tốt nhất. Tra mỡ vào các chi tiết bộ phận như xích, nhông, các cơ cấu truyền động khác giúp cho xe di chuyển dễ dàng và vận hành được trơn tru. 

Bảo dưỡng xe nâng điện ngồi lái định kỳ

– Tra thêm mỡ để bôi trơn các ốc ở bánh xe và cả những bộ phận chuyển động của xe nâng. Kiểm tra hệ thống thủy lực, các van và ống dẫn nhớt của máy xem có bị rò rỉ hay không để kịp thời khắc phục. Nếu như nhớt thủy lực bị thiếu cũng cần tiến hành tra thêm vào máy. 

– Vệ sinh sạch sẽ lại board, kiểm tra socket, mạch điện tử và các đầu nối dây điện để xem có bất cứ hư hỏng nào không. Nếu thấy có hiện tượng bị hư hỏng cần thay thế và có các biện pháp khắc phục xử lý kịp thời tốt nhất đảm bảo an toàn tối đa cho người lái. 

– Các hệ thống như còi, thắng xe, đèn hay các bộ phận trợ lực khi lái cũng cần được kiểm tra lại một lượt cẩn thận. Ngoài ra, cần chú ý bơm thêm dầu vào những hệ thống này đảm bảo đạt tiêu chuẩn về an toàn, chất lượng, giúp xe hoạt động tốt nhất. 

Quy trình bảo dưỡng xe nâng đúng kỹ thuật

Công việc bảo trì xe nâng hàng ngày

Xe nâng được sử dụng rất nhiều trong nhà máy, công xưởng, kho hàng,… Đây đều là môi trường có điều kiện khắc nghiệt, nhiều bụi bẩn. Nếu hoạt động thường xuyên với tần suất cao, người dùng nên chú ý bảo dưỡng, vệ sinh xe hàng ngày đảm bảo xe luôn được ổn định tốt nhất. Cụ thể một số công việc bạn cần làm trước khi vận hành xe như sau:

– Kiểm tra lại xăng dầu và bộ phận làm mát xem có bị rò rỉ hay không.

– Kiểm tra độ mòn của lốp xe. Nếu như thấy lốp xe bị mòn nhiều, quá cũ cần phải khắc phục, thay luôn đảm bảo an toàn tránh trơn trượt khi sử dụng. 

– Kiểm tra hệ thống đèn, có đang đủ độ sáng hay không.

– Kiểm tra phanh xe. Ngay lập tức thay phanh xe nếu cảm thấy phanh không ăn. Ngoài ra kiểm tra còi xe có kêu to rõ ràng và tay lái xe có bị trục trặc không.

– Kiểm tra cột buồm của xe bằng cách hạ, nâng đĩa cả có tải và không tải.

– Kiểm tra mức dầu ở động cơ, dầu nguyên liệu, chất lỏng thủy lực, nước tản nhiệt.  

Bảo trì hàng tháng

Sau khi xe đã hoạt động liên tục trong 1 tháng, cần tiến hành thực hiện những công việc sau:

– Bôi trơn các bộ phận cột nâng và phần khung gầm.

– Thay thế dầu động cơ, loại bỏ phần dầu cặn, bẩn, giúp động cơ hoạt động trơn tru êm ái.

– Vệ sinh bộ phận lọc khí.

– Điều chỉnh lại tốc độ không tải của động cơ xe và cả thời điểm đánh lửa trên xe tải khi chạy bằng động cơ.

– Kiểm tra độ căng của dây curoa và đai truyền động.

– Kiểm tra vận hành xi lanh nâng và nghiêng xem có còn hoạt động tốt hay không.

bao-duong-xe-nang-huyndai

Bảo trì xe nâng hàng tháng đảm bảo an toàn 

Bảo trì xe nâng hàng quý

Đối với hàng quý bạn cần thực hiện các công việc bảo trì như sau:

– Kiểm tra bàn đạp tự do, hộp điều khiển và cả phanh tay xem có còn hoạt động tốt hay không. Nếu phát hiện má phanh bị mòn cần thay thay thế luôn, tránh tình trạng phanh không ăn gây nguy hiểm khi làm việc.

– Kiểm tra kỹ độ căng của dây xích, nếu như thấy bị quá chùng, nên kéo căng lại hoặc có thể thay mới nếu thấy tình trạng hư hỏng nặng, đảm bảo tải trọng được động cơ.

– Kiểm tra vận hành của cột buồm và sự vận chuyển của con lăn.

– Kiểm tra lại xi lanh nâng và nghiêng, bơm dầu thủy lực, truyền động và dầu vi sai.

– Kiểm tra bộ lọc nhiên liệu và cả van thông gió trục khuỷu (PVC).

– Vệ sinh sạch sẽ bộ tản nhiệt và tiến hành thay thế lại bộ lọc nhiên liệu.

– Thay bộ lọc thủy lực, sau đó tháo nước của bộ tách nước.

– Điều chỉnh lại ổ trục nhỏ ly hợp, chân xi lanh nghiêng và cả ống lót hỗ trợ cột.

BẢO DƯỠNG XE NÂNG DẦU MITSUBISHI

Bảo trì xe nâng qua nửa năm

Sau nửa năm, các công việc bảo dưỡng thay thế các bộ phận như sau:

– Kiểm tra toàn bộ hoạt động của bộ trợ lực phanh, đảm bảo bộ trợ lực luôn được hoạt động tốt.

– Kiểm tra momen xoắn của bu lông đầu động cơ và các đai ốc đa phức tạp.

– Nếu thấy chất làm mát động cơ không còn đủ cần đổ thêm vào bình.

– Kiểm tra bộ lọc nhiên liệu và cả bộ phận tách nước dầu diesel.

– Tra thêm mỡ cho trục bánh xe và thay dầu phanh. 

Bảo trì xe nâng sau 1 năm làm việc

Bởi xe nâng hoạt động trong một khoảng thời gian rất dài nên quá trình bảo dưỡng xe nâng sau 1 năm làm việc cần được thực hiện bởi người có chuyên môn để bảo dưỡng và thay thế các bộ phận chuẩn xác, chuyên nghiệp nhất. Nhìn chung các công việc bảo dưỡng xe nâng sau 1 năm bao gồm:

 

Bảo dưỡng xe nâng theo năm cần đến các thợ chuyên nghiệp 

– Vệ sinh lại sạch sẽ xe nâng, phát hiện kịp thời các chi tiết bị ăn mòn, bị oxy hóa hay bị lỗi.

– Chỉ sử dụng bộ cấp khí đã được cấp phép sử dụng để thay thế, sửa chữa các bộ phận của xe nâng hàng.

– Sử dụng lốp đủ tiêu chuẩn lắp ráp và thay thế.

– Kiểm tra bôi trơn lại toàn bộ các chi tiết để xe được hoạt động tốt nhất.

– Kiểm tra, cung cấp đầy đủ nhiên liệu cho xe nâng. 

Như vậy, bài viết trên là những chia sẻ, hướng dẫn chi tiết quy trình bảo dưỡng xe nâng chuẩn nhất, chuyên nghiệp nhất. Hy vọng các bạn đã hiểu hơn về tầm quan trọng của việc bảo dưỡng xe nâng định kỳ, biết cách bảo dưỡng bảo trì xe nâng đảm bảo an toàn hiệu quả nhất. 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0967354143
Gọi ngay

Zalo
Zalo